Thực trạng Săn hổ

Những giá trị, lợi ích kinh tế từ hổ và các sản phẩm từ hổ như: cao hổ cốt, bộ da hổ, pín hổ, móng, vuốt hổ đã khiến nhiều người nhìn nhận hổ như là một đối tượng kinh doanh, săn bắt, nuôi nhốt.[65] Tại Việt Nam, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu sử dụng trong các loại sản phẩm được cho là thuốc như cao hổ cốt, rượu hổ cốt. Ngoài ra, thịt, da của chúng được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, Việt Nam vẫn là điểm nóng buôn bán hổ từ các quốc gia Đông Nam Á sang Trung Quốc, đồng thời để phục vụ nhu cầu trong nước.[66] Tại thị trường chợ đen giá 2,5 - 3 triệu đồng/kg hổ, còn giá cao hổ cốt lên tới 7 - 8 triệu đồng/lạng.

Nuôi nhốt

Một con hổ được nuôi nhốt, hổ nuôi tỏ ra hiền lành hơn nhiều so với đồng loại của chúng ở tự nhiên

Số lượng hổ giảm nhanh chóng, cả nước Việt Nam ước chừng 200 con hổ hoang dã và 95 con trong các vườn thú, trại chăn nuôi. Bình Dương đang có nhiều nhất với một số chủ doanh nghiệp tỉnh này nuôi tổng cộng tới 63 con hổ trong đó có 3 chủ nuôi gồm một người nuôi 23 con, hai người còn lại mỗi người nuôi 09 con, chính quyền từng định tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm bảo tồn nhưng gặp phải sự phản đối, nhiều người dân cho rằng nên để các chủ cơ sở được tiếp tục nuôi hổ vì mục đích bảo tồn.[67] Tại Nam Phi, một thương gia đã mua hổ Bengal nặng 150 kg được đặt tên là Enzo về thay chó trông nhà. Enzo tỏ ra khá hòa hợp với ba con chó khác của ông bà chủ. Mỗi ngày nó ăn khoảng 4 kg thịt.[68]

Ngoài ra ở Thanh Hóa hiện nay còn có trang trại nuôi dưỡng 11 cá thể hổ trưởng thành, con to nhất nặng trên 150 kg (Thức ăn của hổ chủ yếu là thịt lợn, thịt gà. Trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5 kg thịt lợn, thị gà).[69] Ngoài ra, tại Khu du lịch Đại Nam còn có nuôi một số cá thể hổ Đông Dương.[70][71] Bên cạnh đó, còn phát hiện được bốn con hổ trưởng thành tại điểm nuôi nhốt hổ trái phép tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trong căn phòng chưa đầy 15m2 của một hộ dân, có tới bốn con hổ[72][73][74] một phát hiện khác cho thấy còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này[75] trong đó chính quyền đã bắt và xử lý 02 cá thể hổ[76] để đưa về Khu Du lịch sinh thái trại bò ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu). Nơi đó, hiện đang nuôi hàng chục cá thể hổ và nhiều động vật hoang dã khác.[77]

Tại một số quốc gia châu Á thì hổ chính là nạn nhân lớn nhất của hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Xương hổ để nấu cao, da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức. Trong các giao dịch tham nhũng, rõ ràng tặng hổ vẫn được coi là tốt hơn mang tiền mặt.[78] Việc săn bắt hổ quá mức làm cho hổ trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu ngày càng tăng, mặt khác những quy định pháp luật bảo vệ hổ ngày càng nghiêm ngặt, những nỗ lực bảo vệ và bảo tồn hổ hoang dã được chú trong cho nên nhiều đối tượng kinh doanh chuyển sang việc nuôi nhốt hổ để giết mổ, lấy các sản phẩm từ hổ để mua bán, kinh doanh. Cho đến nay, vẫn tồn tại những trại chăn nuôi hổ để thu lội nhuận. Ước tính rằng có khoảng từ 5.000 đến 10.000 con được thuần hoá một phần và đang được nuôi nhốt trong các trại hổ hiện nay.[2][79][80] Tại Trung Quốc, nhu cầu đối với hổ lớn đến mức chúng được nuôi trong trang trại như nuôi gà, các trang trại nuôi hổ ở Trung Quốc rất lớn, với hàng ngàn con hổ bị nhốt, nuôi lấy giống và giết thịt như nuôi gà.[81][82]

Trong điều kiện nuôi nhốt, mỗi ngày hổ ăn hết 4-5kg thị, chủ yếu là được cho ăn thịt heo, thịt gà và các loại xương heo, chân gà, cánh gà

Tại Tà Khẹc, Lào có một trang trại nuôi hổ lớn nhất Đông Nam Á, và là nguồn cung cấp hổ cho thị trường Việt Nam, Trung Quốc đó là Trại Muang Thong. Trong số 700 con, khoảng 100 con đẻ tại trại. Còn lại từ Malaisia, Thái Lan, Myanma chuyển qua. Người nuôi dùng thuật ngữ chung (thuật ngữ của dân nuôi hổ, ngụ ý đang trong quá trình phối giống) tiền hổ giờ cũng vào khoảng 7 - 7,5 triệu USD, mỗi ngày cả trại phải mua khoảng 30 triệu tiền thịt gà cho hổ ăn. Mỗi con hổ trưởng thành ăn khoảng 4–5 kg thịt gà/ngày.[83] Giá một kg hổ trên 1 tạ, bán ngay tại trại Muang Thong ở Lào hiện là 4.700 Bath (tiền Thái Lan, tương đương khoảng 140 USD). Loại dưới 1 tạ mua nấu cao thì không đến, chỉ khoảng 4.300 bath/kg. Giá hổ móc hàm (làm sạch lòng và nội tạng) là 3,3 triệu/kg, giao tận nơi (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), nếu giao hàng ở Hà Nội, giá là 4 triệu. Con 1 tạ rưỡi thì khoảng 11 kg lòng và nội tạng, được 15-16 cân xương tươi, nếu hổ đẻ 3 lần rồi thì có khoảng khoảng 12 – 13 kg lòng. Móc hàm khoảng gần tạ rưỡi. Hổ già, xương mới tốt, hổ 3 - 4 năm thì xương không nặng.

Trong khi đó ở Việt Nam, người ta nuôi hổ như nuôi lợn. Những con hổ được nuôi nhốt tỏ ra khá hiền lành so với đồng loại của nó trong tự nhiên. Người lạ mặt có thể đùa, thậm chí nhổ râu.[72] Không có duyên không nuôi được con hổ và khi nuôi thì không được chọc phá chúng, không thì khó giữ tính mạng, hổ thuần nuôi từ nhỏ, khá hiền lành nhưng do mức độ nguy hiểm cao nên chẳng ai trong nhà dám đi một mình vào trong chuồng. Lợi nhuận của việc nuôi hổ rất lớn, tiền lãi từ nuôi hổ cũng tuỳ vào từng người nuôi, mỗi năm hổ nuôi sẽ đạt được 1 tạ, kém nuôi thì chỉ tăng được 7-8 yến. Khi xuất chuồng, trừ chi phí ra mỗi con cũng lãi được mấy trăm triệu[75]

Một cá thể hổ đang được nuôi nhốt

Ở Nghệ An có 4 cá thể hổ trưởng thành được nuôi nhốt trong căn phòng chưa đầy 15m2 và sắp xuất chuồng, Khi xuất chuồng thì buộc phải bắn thuốc mê rồi vận chuyển vào ban đêm. Việc nuôi hổ của nhiều người dân trong xã chỉ như là một mô hình tăng gia sản xuất, như nuôi con lợn trong gia đình mang lại hàng trăm triệu mỗi năm cho gia đình, cả xóm nuôi hổ, có nhà nuôi cả đàn. Khi mới mua về thì mới chỉ 3 kg, sau hơn 1 năm chăm bẵm, hiện, con hổ đực lớn nhất đã đạt trọng lượng 1,7 tạ, con nhỏ nhất cũng đã được 1,3 tạ. Tại đây, nếu mua hổ sống loại nào cũng có, nhiều nhất là hổ trưởng thành trên 100 kg, giá mỗi kg là 4,5 - 5triệu đồng/kg, bao gồm tiền chi phí cả vận chuyển, muốn mua hổ giống từ 3–5 kg thì cũng có, nhưng phải đặt hàng. Loại hổ này thường mua về để nuôi nên giá rất đắt, từ 150 đến 180 triệu một con hổ giống.[72] Giá mỗi con hổ giống từ 3–5 kg khoảng 180 triệu. Những con hổ lớn hơn thì lại có giá rẻ hơn vì khó nuôi hơn. Giai đoạn từ 5 kg đến dưới 30 kg thì hổ dễ chết nhất vì mới nuôi, sức đề kháng còn yếu. Con nào nuôi lên quá 30 kg thì gần như ổn.[84]

Rủi ro trong nghề nuôi hổ rất lớn, có thể mất hàng trăm triệu bất cứ lúc nào, nếu hổ ốm đau mà không biết cách chăm sóc, Ngoài việc nuôi dạy chúng, những người nuôi hổ phải chăm hổ như bảo mẫu chăm con, và biết chữa khi ốm đau bệnh tật, nguy hiểm nhất là bệnh đi ngoài ra phân trắng, khi đó thì hổ coi như hết phương cứu chữa và chỉ còn cách chuẩn bị đá để ướp xác hổ rồi tìm cách bán.[84] Hổ dưới 3 kg chết khá nhiều nên nguồn hàng hổ con đông đá dành cho khách có nhu cầu ngâm rượu. Mỗi con hổ giống có giá vài trăm triệu khi chết đi, đông đá thì chỉ bán được từ 20 đến 30 triệu đồng. Hổ là loài vật rất phàm ăn. Mỗi tháng hết khoảng 6 triệu tiền thức ăn. Chủ yếu là thịt bò, lợn, gà, đến giai đoạn hổ trưởng thành thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi vì lúc này chỉ mua các loại đầu, chân, cánh gà, trung bình mỗi tháng một con tăng được 5 kg. Đầu, chân, cánh gà là thực phẩm chính để nuôi hổ trong giai đoạn trưởng thành.[85]

Vận chuyển

Thái Lan được xem là một trong những trạm trung chuyển về nạn buôn lậu hổ. Các khu chợ đen dọc theo biên giới các quốc gia Myanmar - Thái Lan và Myanmar - Trung Quốc là cửa ngõ chết của loài hổ và các loài mèo lớn khác bởi nạn buôn bán bất hợp pháp các bộ phận của chúng đang lộng hành tại đây, các khu chợ đen tại thị trấn Mong La (biên giới Myanmar - Trung Quốc) và tại thị trấn Tachilek (biên giới Myanmar - Thái Lan) là đầu mối tiêu thụ các bộ phận của hổ như da, xương, móng vuốt, dương vật và răng.[86] Tại Thái Lan, một tài xế xe tải đã bị bắt giữ cùng với 16 chú hổ con được giấu trong xe khi đi qua khu vực gần biên giới với Lào, cơ quan chức năng đã giải cứu 16 hổ con trong xe tải. Các chú hổ con được nhốt trong tám chiếc lồng bằng nhựa và chuẩn bị mang đến tỉnh Udon Thani.[87]Việt Nam, tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã Bắt giữ ôtô chở trái phép 4 hổ con còn sống có trọng lượng 22,5 kg[88] Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ ôtô 7 chỗ vận chuyển một con hổ ướp lạnh nặng gần 100 kg, hai đối tượng đi trên xe liền vứt xuống đường một bọc lớn bên ngoài bọc kín bằng chăn bông, rồi nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.[89]

Giết mổ, nấu cao

Sau khi nuôi hổ đến một giai đoạn nhất định, thường là hổ đã trưởng thành, thuần thục, người ta sẽ thực hiện việc giết hổ để lấy da, các sản phẩm khác và đặc biệt mổ lấy xương để nấu cao. Rất nhiều con hổ lần lượt vùi xương trong vạc lửa để chưng cất nên thứ cao nâu đen mà các đại gia tôn sùng là vị thuốc chúa, ăn vào thì khỏe, rượu cao hổ cốt được chưng cất công phu suốt bảy ngày bảy đêm[63] Trước khi nấu cao hổ thì người ta thường có nghi lễ cúng bái, có người còn mời thầy cúng về cúng.

Tranh vẽ mô tả cảnh giết mổ hổ

Bộ xương hổ khô khoảng 15 kg khoảng 450 triệu, nhưng bộ xương sư tử thì chỉ 120 triệu, thậm chí rẻ hơn. Một con hổ nặng 1,6 tạ, lọc được 11 kg xương thành phẩm, thêm 4 cân xương sơn dương và nấu được gần 3 kg cao. Con hổ tròn 500 triệu, công người nấu và gia vị hết gần 100 triệu, tính ra giá thành hiện tại, mỗi lạng cao hổ đã có giá 20 triệu đồng. 20 triệu đồng là cao hổ cốt tự nấu nhưng trên thị trường hiện nay, nhiều người rao bán cao hổ chỉ 7 triệu 1 lạng[90] Làm hổ thì có thợ riêng, làng Phú Cường ở Vĩnh Phúc có nghề nấu cao hổ từ rất lâu, người dân người đi khắp các vùng trong cả nước kiếm sống bằng nghề nấu cao hổ thuê gọi là bánh dẻo tức là thợ nấu cao hổ, nhiều gia đình gia đình có nghề gia truyền nấu cao hổ, trung bình, giá công nấu một nồi cao từ 5–10 kg là 10 triệu đồng, 12–15 kg là 12 triệu đồng cho thợ nấu chính, còn thợ giúp việc 2 người là 3-4 triệu đồng /người và giá tuỳ thoả thuận.[91]

Ngày trước, người ta nấu cao hổ bằng nồi gang 120 là nồi to nhất, nay người ta nấu bằng nồi inox, nấu cao bằng bếp âm, đào dưới lòng đất là chất lượng nhất. Cao hổ tốt, chuẩn nhất là nấu 60% xương hổ, còn 40% là đầu sơn dương, hoặc khỉ, gạc nai hoặc yếm rùa để làm chất kết dính. Ngoài ra phải có gia vị là đại hồi và củ thục địa để điều hoà mùi. Xương hổ là hoả, thực địa là thuỷ, hai thứ này điều hoà cho nhau, thì người sử dụng mới không bị nhức đầu, nóng trong người. Người ta sẽ cân hổ trước khi làm thịt,[63] những người miền núi, họ đem hổ ra suối, nơi nước chảy đôi dòng, nơi có đá cuội, nước trong vắt vặt lông, bỏ tủy, như vậy quan niệm cho rằng hổ ở trên rừng lại được hoà với nước nguồn ở dưới đất rừng thì nó quyện vào nhau sẽ tốt về âm - dương[91]

Làm thịt một con hổ, lọc bộ xương ra là biết hổ rừng hay hổ nhà. Con hổ rừng nặng 2 tạ, nhưng chỉ có khoảng 12 kg lòng, tim phổi nhưng hổ nhà thì chỉ nặng tạ rưỡi cũng có đến 12 - 13 cân lòng. Con hổ rừng nặng 1 tạ, lọc được đúng 11 cân xương tươi và xương của nó rất cứng, chẻ được một cái xương sườn của nó cũng ra rất vất vả,[90] hổ nhà thì chẻ xương để làm sạch cũng khó vì một con hổ trang trại nặng tạ sáu được khoảng 13 cân xương tươi, chẻ vụn ra, cạo hết tủy, ngâm trong nước lá cải nóng 2 - 3 ngày, phơi khô rồi lại ngâm tiếp trong nước phèn. Khi nấu chỉ còn 8 - 9 cân. Riêng cái xương sọ của con hổ thì phải nện chục phát cái búa tạ mới vỡ.

Công đoạn tiếp theo là rửa sạch, để ráo nước, sấy khô, rồi đem xương hổ ngâm với nước nóng (nước ở suối có đá cuội) được đun với lá trầu và gừng nướng hay ngâm xương với dấm, nước vo gạo. Thời gian ngâm là hai ngày. Sau đó, cho xương vào đáy nồi, xếp quanh đáy lên hình vành khăn. Nấu cao trong bảy ngày, bảy đêm với những quy trình khắt khe về giờ ra ràng nước. Nước nấu cao, nếu là nước suối hoặc thiết phải là nước mưa. Khi nấu 60h đầu tiên, lửa phải cháy rực, sau múc 2/3 nước ra ràng, đúng vào 12h đêm. Nước hai, đun trong 48h thì ra ràng nước và nấu tiếp nước thứ ba. Sau đó, hoà chung ba lần nước ra ràng rồi đun thêm 36h nữa thì được thành phẩm là cao, 1 kg xương hổ cốt, nấu được 1,4 kg cao. Tuy nhiên trong quá trình nấu cao cần lưu ý không được bỏ trứng gà vào vì chất của xương hổ đã bị trứng hút hết vào nồi cao hổ đó chỉ còn bã.[91]

Ngày trước nấu cao hổ, sau khi làm thịt xong, lọc xương phải ngâm bộ xương trong nước suối chảy xiết cả tháng trời mới đưa về nấu được. Mất 2 - 3 ngày chẻ xương, rồi cho vào cối ly tâm quay. Quay cho lóc hết thịt, gân, tủy, rồi đưa ra ngâm nước lá cải nóng, phơi khô ngâm phèn hoặc ngâm nước lá đu đủ là xong. Người ta bổ xương vào nồi áp suất nấu 1 ngày, rồi vớt xương ra làm sạch, giống như nấu cao ngựa bạch nhưng làm như thế không sạch được tủy.[90]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn hổ http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/HC21Df01.h... http://www.voatiengviet.com/content/interpol-vietn... http://www.vitalstatistics.info/sub-category2.asp?... http://archive.is/KHqOI http://www.thiennhien.net/2007/09/11/nhuc-nhoi-nan... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dung-cho-tru... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lan-dau-tien... http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/thu-tuong-dong... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/lay-... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thit...